Công nghệ AR là gì mà nhiều người quan tâm đến vậy? Không khó để bắt gặp những tựa game, ứng dụng kết hợp công nghệ AR. Công nghệ thực tế ảo AR và VR có giống nhau không? Tất tần tật thông tin chi tiết về AR là gì sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này. Hãy cùng đón xem nhé!
Công nghệ AR là gì?
AR là viết tắt của từ Augmented Reality, là công nghệ thực tế ảo tăng cường. Công nghệ AR là sự kết hợp giữa thực tế và vật thể ảo tạo bởi máy tính. Điều này giúp người dùng dễ dàng hình dung được vật thể ngoài thực tế sẽ ra sao.
Một ví dụ cho công nghệ AR ở Việt Nam là tựa game Pokemon GO. Người chơi có thể tìm kiếm, quan sát và chạm vào nhân vật thông qua điện thoại. Công nghệ AR giúp trải nghiệm của người dùng trở nên chân thực và sát với đời thường nhất.
Ngày nay, công nghệ trình chiếu AR rất phổ biến trên toàn thế giới. Cho phép người dùng xem trước hình ảnh thực tế trước khi áp dụng lên đồ vật. Ví dụ như sơn thử màu xe, xem màu tóc nào hợp trước khi nhuộm,...
Đặc điểm cơ bản của AR là gì?
Công nghệ thực tế ảo AR có một số đặc điểm cơ bản dưới đây:
- Quá trình sử dụng không cần thêm thiết bị hỗ trợ khác.
- Dễ dàng tương tác với nhân vật ảo.
- Công nghệ AR dễ dàng thực hiện trên các thiết bị di động.
- Không gian sử dụng linh hoạt và hiển thị nhân vật.
- Chỉ sử dụng phần mềm để xử lý dữ liệu công nghệ AR.
Công nghệ VR là gì?
VR là công nghệ thực tế ảo, cho phép người dùng trải nghiệm ở một thế giới khác. Nơi này chỉ có riêng bạn, bối cảnh xung quanh hoàn toàn được sáng tạo bởi nhà phát hành. Những vật thể được lập trình sẽ đánh lừa bộ não, bạn không thể chạm nhưng trải nghiệm rất chân thật.
Công nghệ VR ngày nay khá phổ biến. Thường được ứng dụng vào các tựa game thực tế ảo, xem trước các công trình,...
Sự khác nhau giữa công nghệ AR và VR là gì?
Công nghệ AR và VR đều là công nghệ kết hợp giữa thực tế và vật thể ảo. Vậy sự khác nhau giữa công nghệ VR và AR là gì?
Hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây để phân biệt công nghệ AR và VR nhé:
AR | VR |
Tạo ra mô hình, vật thể 3D vào thế giới hiện thực. | Bạn sẽ trải nghiệm không gian ảo hoàn toàn, không thể nhận biết thế giới thực. |
Người dùng luôn ở thế giới thực tế, mọi giác quan không bị ảnh hưởng. | Người dùng đắm chìm vào thế giới ảo. Mọi chuyển động, giác quan của bạn đều được công nghệ cảm biến và ghi nhận. |
Trải nghiệm thực tế nhiều hơn | Trải nghiệm ảo nhiều hơn |
Trải nghiệm dễ dàng hơn, không cần nhiều phụ trợ | Cần sự trợ giúp của Kính thực tế ảo, tai nghe và một số phụ trợ khác |
Giá thành bình ổn | Giá thành cao |
Tốc độ đường truyền đạt từ 100 MBPS. | Tốc độ đường truyền tối thiểu 50 MBPS. |
Vẫn giao tiếp được với người khác | Ngăn cách hoàn toàn khỏi thế giới thực |
Các ứng dụng của AR và VR trong đời sống là gì?
Trên thực tế, 2 dạng công nghệ thực tế ảo này không phải đối thủ cạnh tranh của nhau. Công nghệ AR và VR luôn có điểm mạnh riêng, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau. Vậy những trường hợp nên ứng dụng công nghệ VR và AR là gì?
Công nghệ AR
Công nghệ trình chiếu AR giúp xóa bỏ ranh giới giữa thực và ảo. Thao tác và cách dùng đơn giản, phù hợp với những trường hợp sau:
- Mua sắm: Áp dụng công nghệ AR vào các trang thương mại điện tử. Giúp khách hàng hình dung được chân thực nhất món đồ họ muốn mua.
- Khoa học, kỹ thuật: Hiện nay, công nghệ AR được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật. AR giúp mô phỏng chi tiết cơ thể trong Y học, máy móc trong Kỹ thuật,... Điều này giúp việc nghiên cứu dễ dàng hơn.
- Giải trí: Lĩnh vực này thường được áp dụng công nghệ AR. Việc tăng trải nghiệm, tăng chất lượng giúp thu hút đông đảo người dùng. Ví dụ như tựa game Pokemon GO đã thu về cho nhà phát hành số tiền khổng lồ.
- Các Filter làm đẹp: Công nghệ AR ngày nay còn được kết hợp với các ứng dụng quay, chụp ảnh dạng Filter. Tạo ra vô số sticker độc đáo, thú vị khiến người dùng thích thú.
Công nghệ VR
Công nghệ VR cũng có những đóng góp nhất định trong đời sống ngày nay. Thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Đào tạo tay nghề: Trong lĩnh vực Y học hoặc Sửa chữa. Tay nghề là yếu tố quyết định rất lớn, cần luyện tập rất nhiều. Công nghệ VR giúp cho việc đào tạo tay nghề trở nên dễ dàng và chân thực hơn.
- Giải trí: Những tựa game có yếu tố bạo lực, nguy hiểm sẽ được mô phỏng bằng VR. Điều này đảm bảo an toàn cho người dùng, nhưng vẫn đem đến trải nghiệm tuyệt vời.
- Ứng dụng trong Quân sự: Những việc khó thực hành ở thế giới thực như gỡ bom, mìn,... thường áp dụng công nghệ VR. Điều này vừa giúp quân nhân đảm bảo an toàn, vừa luyện tập tốt.
- Thám hiểm: Thám hiểm không gian, khám phá biển sâu hay trở về quá khứ,... Tất cả những hoạt động đó đều là những việc không tưởng hoặc có giá thành đắt đỏ. Vì vậy, công nghệ VR là lựa chọn tối ưu để thỏa mãn người dùng.
Những thách thức của công nghệ AR là gì?
Tuy được biết đến và ứng dụng rộng rãi, nhưng công nghệ AR vẫn gặp những thách thức to lớn. Vậy thách thức của công nghệ AR là gì?
- Chi phí: Làm sao để đem đến cảm giác chân thực nhất cho người dùng là bài toán khó. Đòi hỏi các nhà phát hành phải đầu tư rất lớn về mặt hình ảnh, hiểu biết và nghiên cứu thị trường. Tốn nhiều chi phí sản xuất sẽ khiến giá thành tăng lên, kén người mua và sử dụng.
- An toàn: Ngoài ra, người dùng lo ngại về tính bảo mật và độ an toàn của AR. Nhà phát hành phải cam kết tính bảo mật và không gây hại sức khỏe với người dùng. Pokemon GO từng xảy ra hệ lụy đáng tiếc, gián tiếp ảnh hưởng đến công nghệ AR sau này.
Các hãng lớn đang phát triển công nghệ AR
Những nhà phát hành tiên phong trong công nghệ AR là gì? Google, Microsoft, Apple hay Facebook đều là những “ông lớn” đang phát triển công nghệ AR.
Trong đó, Project Tango của Google có khả năng quét và tạo ảnh 3D của vật thể bằng công nghệ AR. Còn Apple cho ra mắt ARKit, công cụ hiển thị mô hình qua điện thoại. Tất cả đều được mọi người mong chờ về sự đột phá trong công nghệ AR.
Một số câu hỏi thường gặp về công nghệ AR là gì?
Vậy ta đã hiểu được phần nào AR là gì. Bên cạnh đó, có rất nhiều thắc mắc của người dùng xung quanh công nghệ AR. Chúng mình đã tổng hợp và giải đáp chi tiết các câu hỏi ngay dưới đây. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
AR và VR có hoạt động cùng nhau được không?
Công nghệ AR và VR có cách thức hoạt động khác nhau. Vì vậy, hoàn toàn có thể kết hợp 2 công nghệ này với nhau. Thậm chí, công nghệ AR và VR còn giúp khắc phục những điểm yếu của nhau. Điều này giúp trải nghiệm của người dùng ở thế giới ảo trở nên chân thực hơn bao giờ hết.
Sử dụng AR, VR như thế nào để hiệu quả?
Cách sử dụng hiệu quả công nghệ VR, AR là gì? Những yếu tố của công nghệ AR sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn:
- Bạn cần băng thông ổn định, đạt từ 100MBPS.
- AR chỉ mang tính chất tham khảo trước khi mua sắm, thay đổi bản thân.
- Bạn nên dùng ở những nơi an toàn, không nhiều xe cộ do bạn cần tập trung nhìn vào điện thoại.
Để có thể sử dụng hiệu quả công nghệ VR, bạn có thể dựa vào những yếu tố sau đây:
- Băng thông tối thiểu 50 MBPS.
- Chuẩn bị tốt các thiết bị phụ trợ như kính thực tế ảo, tai nghe để đảm bảo trải nghiệm.
- Không nên sử dụng quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe.
AR và VR, công nghệ nào được sử dụng nhiều hơn?
Hiện nay, công nghệ AR được sử dụng rộng rãi hơn. Bởi tính ứng dụng cao, giá thành rẻ, dễ sử dụng hơn công nghệ VR. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãy cân nhắc và lựa chọn công nghệ AR hay VR phù hợp với mình nhé!
Kết luận
Bài viết trên đã giải mã câu hỏi AR là gì cũng như là những thông tin liên quan đến công nghệ VR. Bạn nghĩ sao về công nghệ thực tế ảo AR? Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ và đón chờ những bài viết mới hơn của chúng mình nhé!
Bạn đang đọc bài viết AR là gì? Những điểm khác biệt của công nghệ AR so với VR tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.