Windows 11 đã chính thức được Microsoft phát hành từ năm 2021 và cho phép nâng cấp miễn phí trên các máy tính chạy Windows 10 đủ điều kiện và máy tính mới. Bạn cũng có thể tham khảo cách cài Win 11 chi tiết mà không mất dữ liệu.
Hướng dẫn cách cập nhật Windows 11 bản chính thức
Dưới đây là hướng dẫn cách cập nhật Windows 11 chính thức một cách an toàn và đảm bảo tương thích với hệ điều hành cũ trên máy tính. Chi tiết cách thực hiện như sau:
Bước 1: Mở vào Settings trên Windows >> chọn Update & Security >> Windows Update.
Bước 2: Tại đây sẽ hiện thông báo mới nâng cấp lên Windows 11 chính thức từ Microsoft, bạn nhấn Download and install để bắt đầu cài win 11.
Bước 3: Chọn Stop getting preview builds > bật On tại mục Unenroll this device when the next version of Windows releases. Máy tính sau đó sẽ tự động ngắt bạn khỏi chương trình Insider, và chỉ nhận bản update Windows 11 chính thức để tiến hành cập nhật.
Xem thêm:
- TOP 4 sản phẩm điện thoại Nokia phân khúc 2-3 triệu đáng mua nhất hiện nay
- Top game bóng đá mobile và PC đáng để trải nghiệm
Khi cài đặt một phiên bản hệ điều hành mới ra mắt, chúng thường có yêu cầu về tài nguyên phần cứng nhiều hơn để đáp ứng hoạt động của những tính năng mới. Việc cố gắng cài Win 11 cho máy không hỗ trợ hoặc máy có cấu hình yếu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.
Ngay khi công bố hệ điều hành Windows 11, Microsoft đã đưa ra cấu hình tối thiểu máy tính cần phải đáp ứng để có thể chạy ổn định sau khi cài Win 11. Nhà phát triển cũng khuyến cáo người dùng không nên cố gắng nâng cấp lên Windows 11 nếu thiết bị của bạn không đáp ứng yêu cầu thông số kỹ thuật tối thiểu.
Cụ thể các yêu cầu máy tính hỗ trợ Windows 11 như sau:
- Máy tính phải đang chạy hệ điều hành Windows 10, phiên bản 2004 trở lên.
- Bộ xử lý cần sử dụng kiến trúc 64-bit, hoạt động với tốc độ 1GHz và có 2 lõi trở lên.
- Máy phải hỗ trợ TPM 2.0.
- Dung lượng RAM tối thiểu từ 4GB và bộ nhớ lưu trữ từ 64GB. Dung lượng RAM và bộ nhớ lưu trữ càng lớn thì sẽ mang lại hiệu suất càng cao.
- Bo mạch chủ hỗ trợ UEFI và tích hợp Secure Boot.
- Phải có kết nối Internet và tài khoản Microsoft để nâng cấp Win 11.
Trường hợp người dùng không biết xem cấu hình máy tính của mình như thế nào thì có thể tham khảo sử dụng ứng dụng PC Health Check của Microsoft. Sau khi chạy ứng dụng này, người dùng có thể nắm được thông tin cấu hình chi tiết của máy để biết thiết bị có hỗ trợ nâng cấp lên Windows 11 hay không.
Hướng dẫn cách cài Win 11
Chuẩn bị trước khi cài Win 11 cho máy tính như sau:
Bước 1: Tải Windows 11 về máy tính. Người dùng cần tải tệp ISO của Windows 11 bằng đường link sau đây:
Megadrive Link 3
Bước 2: Tiếp theo, bạn tạo USB cài đặt Windows 11 như sau:
- Trước tiên, bạn tải và cài đặt tiện ích Rufus trên máy tính chạy Windows 10.
- Mở ứng dụng Rufus > nhấn chọn Select > duyệt đến thư mục chứa tệp ISO Windows 11 đã tải xuống ở trên.
- Tại khung Device, chọn ký tự ổ USB đã kết nối vào máy tính.
- Sau khi hoàn tất, nhấn vào Start để bắt đầu. Hoàn tất quá trình tạo USB cài đặt Windows 11 sẽ có thông báo xác nhận.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, người dùng tiến hành các bước cài Win 11 cho máy tính như sau:
Bước 1: Khởi động lại máy tính và nhấn phím Boot liên tục. Phím khởi động thường là một trong các phím F8, F9, F10, F12, Esc, Delete… tùy vào loại máy tính bạn đang sử dụng.
Bước 2: Trên màn hình Boot, bạn chọn Boot from USB Drive hoặc chọn USB Hard Drive.
Bước 3: Trình hướng dẫn cài đặt Windows 11 sau đso sẽ bắt đầu. Bạn cần chọn ngôn ngữ sử dụng, thời gian và bàn phím. Sau khi hoàn tất, bạn nhấn Next.
Bước 4: Tại trang tiếp theo, nhấn chọn Install Now.
Bước 5: Tiến hành kích tùy chọn “I don’t have a product key” và trên trang tiếp theo, chọn phiên bản Windows 11.
Bước 6: Tại màn hình tiếp theo, chọn Custom: Install Windows only (advanced).
Bước 7: Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu chọn phân vùng. Hãy nhấn chọn phân vùng muốn cài đặt Windows 11 > nhấn Next.
Bước 8: Đợi khi Windows 11 hoàn tất cài đặt thì máy tính sẽ tự khởi động lại.
Bước 9: Màn hình máy tính sau khi khởi động lại sẽ hiển thị thiết lập Windows 11 OOBE. Bạn tiếp tục làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất các bước thiết lập.
Bước 10: Sau khi thiết lập xong, Windows 11 sẽ mất vài phút để thực hiện các thay đổi đã chọn ở trên.
Cuối cùng máy tính đã hoàn tất cài đặt Windows 11 và người dùng có thể thoải mái trải nghiệm những tính năng và giao diện mới nhất trên Windows 11 rồi.
Update Win 11 có mất dữ liệu không?
Nhiều người dùng thắc mắc về việc update Win 11 có bị mất dữ liệu không thì thực tế các thao tác nâng cấp hệ điều hành Windows 11 từ Windows 10 sẽ không xoá tất cả các tệp tin trên máy tính.
Sau khi người dùng hoàn tất cập nhật thì vẫn có toàn quyền truy cập vào những tệp tin đã có trên Windows 10 trước đó. Ngoài ra, một số tệp dữ liệu có thể bị thay đổi do nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành mới. Các thiết lập và cài đặt trên hệ thống cũng sẽ không được lưu lại khi hoàn thành cập nhật Windows 11.
Ví dụ: Giao diện hình nền Desktop, thiết kế thanh Taskbar, thời gian tắt màn hình…
Lưu ý: Nếu người dùng mong muốn quá trình nâng cấp hoặc reset Win 11 không mất dữ liệu cá nhân thì tốt nhất hãy sao lưu hoặc di chuyển dữ liệu quan trọng sang ổ cứng không cài đặt hệ điều hành trước khi tiến hành nâng cấp. Mẹo này cũng giúp việc nâng cấp Windows 11 không gặp sự cố.
Nếu người dùng vẫn lo lắng khi update lên Win 11 có bị mất dữ liệu không thì có thể tham khảo cách reset Win 11 không mất dữ liệu đơn giản nhất chính là sử dụng tính năng Windows Update.
Người dùng chỉ cần truy cập Settings > Update & Security > Windows Update > nhấn chọn Check for Updates. Sau khi máy tính Windows 10 đủ điều kiện nâng cấp, người dùng sẽ thấy bản cập nhật Windows 11 xuất hiện trong mục Windows Update.
Sau đó, bạn chỉ cần nhấn vào Download and install và làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Win 11 mới nhất là xong.
Update Win 11 có mất bản quyền không?
Nhiều người dùng có chung thắc mắc như “Win 11 có bản quyền không?” Hay “Cài lại Win có mất bản quyền không” khi tiến hành cài lại Win 11 hoặc cập nhật từ Win 10 lên Win 11. Thực tế, việc cài lại hoặc cập nhật Win 11 sẽ không bị mất bản quyền. Người dùng chỉ bị mất bản quyền Windows khi không cài đúng phiên bản hoặc chưa kích hoạt lại bản quyền.
Như mọi người đã biết, Windows 11 được Microsoft phát hành chính thức vào ngày 5/10/2021. Theo đó, những máy tính đã có bản quyền trước đó thì việc nâng cấp lên phiên bản Win 11 chính thức là tương đối đơn giản và không cần phải thao tác gì nhiều.
Tuy nhiên, với những người dùng cài lại Windows 11 bản khác thì cần kích hoạt lại bản quyền Windows 11 nếu như máy tính tính không được tích hợp sẵn bản quyền theo máy. Việc này nhằm giúp người dùng tránh khỏi mối lo nâng cấp Win 11 có mất bản quyền không khi cập nhật phiên bản mới chính thức.
Người dùng có thể kiểm tra xem máy tính của mình đã kích hoạt bản quyền Window hay chưa bằng cách xem tại góc màn hình bên phải có hiện thông báo mờ với nội dung là “Windows Activation”. Nếu có hiện thông báo này thì đồng nghĩa máy tính chưa được kích hoạt bản quyền Window. Ngược lại nếu không hiện thông báo thì máy đã kích hoạt bản quyền.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra kích hoạt bản quyền Window bằng cách đơn giản như sau: Truy cập vào Windows Settings bằng cách nhấn phím Windows + I > chọn tab System > tìm đến phần Activation để xem Windows 11 trên đã được kích hoạt hay là chưa là được.
Trên đây là hướng dẫn cài Win 11 và cách cập nhật Win 11 không mất dữ liệu hay mất bản quyền. Hy vọng những thủ thuật này có thể giúp ích cho người dùng trong quá trình nâng cấp cũng như trải nghiệm trên hệ điều hành Windows 11 nhé.