Nâng cấp Android cho máy cũ, máy không hỗ trợ là cách update Android trên những máy lâu đời. Những máy này đã quá cũ và không còn được nhà sản xuất hỗ trợ cập nhật bản Android mới. Đây là một việc không hề dễ dàng. Bạn đừng lo, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cách nâng cấp Android đơn giản nhất cho bạn. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn theo dõi tiếp bài viết!
Tại sao cần phải nâng cấp Android?
Nhiều người dùng sai lầm khi không thường xuyên nâng cấp Android cho điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng phân vân không biết có nên nâng cấp hay không vì sợ ảnh hưởng đến các dữ liệu hiện tại. Dưới đây là những lý do mà bạn nên nâng cấp Android cho máy cũ ngay:
- Giúp ổn định các tính năng của điện thoại, mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Nâng cấp hiệu suất chụp ảnh, quay video của máy.
- Cải thiện thời lượng sử dụng pin điện thoại.
- Cập nhật các tính năng mới.
- Tự động sửa lỗi liên quan đến hệ thống của phiên bản cũ.
Hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng Find my device để tìm điện thoại nhanh nhất
Lý do máy bạn không được hỗ trợ nâng cấp Android
Hệ sinh thái của Android không nghiêm ngặt như hệ sinh thái của Apple. Điều này là do mã của Android là mã mở nguồn. Hơn nữa giấy phép không ràng buộc cho nên nhà sản xuất nào cũng có khả năng tạo ra và phát hành điện thoại thông minh hay máy tính bảng thông minh.
Bạn có thể dễ thấy nhất chính là hệ điều hành iOS chỉ có các sản phẩm của Apple mới có. Ngược lại, có rất nhiều hãng sản xuất tạo ra smartphone chạy hệ điều hành Android. Chẳng hạn như OPPO, Xiaomi, Vivo, Samsung, HTC, Motorola,...
Tuy nhiên, chỉ có Google Pixel mới là smartphone có phiên bản Android thuần túy và tốt nhất. Bởi đây là chiếc smartphone cho chính Google thiết kế. Họ không ngừng cải tiến phiên bản Android và chỉ người dùng Pixel mới được nâng cấp. Cách vận hành này giống như hãng Apple cho người dùng cập nhật iOS.
Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphone như Samsung, HTC,... phải phát triển riêng cho mình một trình điều khiển. Với mục đích điều khiển thiết bị Android của họ chạy trên phần cứng riêng của họ.
Khi Google có phiên bản Android mới, các nhà sản xuất của các hãng này sẽ tiến hành điều chỉnh cho từng chiếc điện thoại của họ. Đương nhiên, việc nâng cấp số lượng điện thoại khổng lồ là điều không thể. Do đó, thay vì mất thời gian nâng cấp Android cho chiếc điện thoại đã lỗi thời thì họ muốn kích cầu cho người dùng mua điện thoại mới.
Lưu ý khi cập nhật Android
Để việc nâng cấp Android cho máy cũ, không hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất. Trước khi tiến hành nâng cấp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra và chuẩn bị dung lượng để trai phiên bản cập nhật mới.
- Sao lưu các dữ liệu quan trọng trong thiết bị.
- Nên sử dụng mạng WiFi khi nâng cấp, thay vì dùng mạng dữ liệu di động.
- Pin điện thoại phải hơn 50% để tránh làm gián đoạn quá trình nâng cấp.
Xem thêm: >>>Tổng hợp cách định vị điện thoại android khi bị mất chính xác và nhanh chóng
Cách nâng cấp Android cho máy cũ
Nếu như điện thoại của bạn không hỗ trợ nâng cấp phiên bản Android mới. Vậy thì tham khảo cách nâng cấp Android dành cho các thiết bị cũ, không còn hỗ trợ mà chúng tôi giới thiệu sau đây.
Cách nâng cấp Android nhanh nhất
Đối với thiết bị đã không còn hỗ trợ nâng cấp Android, bạn chỉ có cách nhanh gọn nhất đó là mua điện thoại Pixel. Đây là một sản phẩm do Google thiết kế, cung cấp và bảo trì. Bạn sẽ liên tục được trải nghiệm những phiên bản Android mới nhất. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như tính bảo mật.
Với Pixel, bạn có thể nâng cấp lên phiên bản mới nhất như những thiết bị có hỗ trợ. Cách nâng cấp Android này áp dụng được cho tất cả các bản cập nhật và có thể nâng cấp mọi lúc, mọi nơi. Google cũng sẽ đảm bảo mức hỗ trợ trong ít nhất hai năm cho bạn đối với các bản cập nhật chính. Ngoài ra, đối với các bản cập nhật bảo mật hàng tháng thì nhà phát triển còn hỗ trợ ba năm.
Tuy nhiên, giá của một chiếc điện thoại Pixel không hề rẻ nên không phải muốn đổi là đổi. Hiện nay, đã có đề suất khác cho bạn có phiên bản Android mới nhất. Lưu ý, bạn phải có kiến thức về công nghệ Custom ROMs.
Bạn đã biết cách kiểm tra độ chai pin android chuẩn chưa? Cùng Điện Thoại Vui khám phá Bạn nhé!
Cách nâng cấp Android cho máy nhờ custom ROMs
Như bạn đã biết, Android là nguồn mở. Do đó, người dùng Android có thể lấy mã nguồn của nó để cài đặt hệ điều hành riêng. Hay nói cách khác rất Việt Nam gọi là ROM tùy chỉnh cho điện thoại thông minh.
ROM Android tùy chỉnh là bản ROM được làm lại dựa trên mã nguồn Stock Android của Google. Mức độ mượt mà và tùy biến cao hay không sẽ tùy thuộc vào các nhà phát triển.
ROM tùy chỉnh không được hỗ trợ chính thức. Do đó, đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật để cài đặt và quản lý. Bạn có thể tìm hiểu các ROM sử dụng phổ biến, được đánh giá tốt như CyanogenMod, Paranoid, AOKP, PAC-ROM, OmniROM và những ROM khác.
Xem thêm: Bật mí về cách tra cứu phạt nguội nhanh chóng, đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách nâng cấp Android cho máy không hỗ trợ
Sau đây sẽ là hướng dẫn nâng cấp Android bằng cách cài đặt CyanogenMod:
- Bước 1: Bạn tiến hành cài đặt CyanogenMod Installer Android trên điện thoại và CyanogenMod Installer PC trên máy tính.
- Bước 2: Mở CyanogenMod Installer PC trên máy tính, rồi kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp.
- Bước 3: Sau khi máy tính kiểm tra độ tương thích với thiết bị xong, bạn nhấn OK để xác nhận. Sau đó, CyanogenMod Installer sẽ bắt đầu tải về các dữ liệu cần thiết như các ứng dụng phục hồi, hệ điều hành và ứng dụng của hệ thống.
- Bước 4: Khi các dữ liệu đã được sao lưu thành công trên thẻ nhớ SD, bạn nhấn Install để thực hiện quá trình là xong.
Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn cách nâng cấp Android cho máy cũ, điện thoại không còn được hỗ trợ nâng cấp. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn cải tiến chiếc điện thoại của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc bạn nâng cấp thành công!
Xem thêm nhiều mẹo Android khác tại chuyên mục Thủ Thuật Điện Thoại Vui nhé!
Bạn đang đọc bài viết Cách nâng cấp Android cho máy không hỗ trợ tại chuyên mục Thủ thuật thiết bị trên website Điện Thoại Vui.